LDXN Lấy lại tiền cọc đã đóng cho công ty môi giới

Lấy lại tiền cọc đã đóng cho công ty môi giới

06 19 2018

Câu hỏi: Xin cho hỏi khi nào người lao động lấy lại được tiền đặt cọc đã đóng cho công ty môi giới?

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Diễn đàn.Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006

2. Lấy tiền đặt cọc đã đóng tại công ty môi giới?

Căn cú theo Khoản 6, Điều 46, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định như sau:

"Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ

Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Luật này, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

6. Trả tiền dịch vụ và hoàn trả tiền môi giới (nếu có) cho doanh nghiệp dịch vụ;"

Do đó, theo quy định của pháp luật, tất cả các công ty môi giới đều không được phép thu tiền đặt cọc ký quỹ của người lao động nếu hai bên không có sự thỏa thuận. 

Nếu có thỏa thuận để đảm bảo hợp đồng được thực hiện thì căn cứ theo Điều 23, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006:

"Điều 23. Tiền ký quỹ của người lao động

1. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký quỹ của người lao động.

3. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; quy định thống nhất trong phạm vi cả nước mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động"

Trong trường hợp trước khi đi Nhật làm việc, bạn có đóng tiền đặt cọc cho công ty nào đó thì theo quy định của pháp luật, sau khi hoàn tất hợp đồng về nước bạn có thể đến công ty tiến hành thanh lý hợp đồng và lấy lại tiền đặt cọc.

Tư vấn: Công ty Luật Việt Phong.

Tư vấn miễn phí

  1. Gửi câu hỏi để được tư vấn miễn phí
  2. Nhập câu hỏi
    Nhap noi dung can hoi
  1. Tên bạn(*)
  2. E-mail
    Invalid email address.
  3. Số điện thoại
  4. Giới tính
  5. Nghề nghiệp
  6. Capcha(*)
    Capcha
      RefreshInvalid Input

Những điều người lao động cần lưu ý khi chuẩn bị về nước

CHUNG SỐNG - Câu chuyện về lao động di cư tại các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông

Video clip

Vấn đề ATVSLĐ tại khu vực ASEAN qua trường hợp vụ cháy nhà máy Kentex, Philippines

Tổng kết cuộc thi “Ảnh và cuộc sống của người lao động di cư”

Góc nhìn

XEM THÊM

Ý kiến của bạn

XEM THÊM