LDXN Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội

04 20 2014

An sinh xã hội tương tự như trợ cấp hưu trí sử dụng lao động truyền thống. Trong thực tế cuộc sống, không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khoẻ và khả năng lao động. Có rất nhiều trường hợp gặp phải khó khăn, bất hạnh, rủi ro xảy ra làm cho con người bị giảm, mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác, chẳng hạn bị ốm đau, tai nạn, mất người nuôi dưỡng, tuổi già, tử vong... Khi rơi vào các trường hợp rủi ro đó, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người. Khi bạn đi làm được trả lương, hay tự doanh, kinh doanh cá thể, bạn cũng có thể tham gia BHXH nhưng bạn cần biết các quyền của mình về an sinh xã hội khi tham gia BHXH.

1. Các loại hình bảo hiểm xã hội
2. Các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội
3. Trình tự, thủ tục khi tham gia bảo hiểm xã hội
4. Thủ tục để hưởng các quyền lợi của bảo hiểm xã hội
5. Các mức đóng và quyền lợi của bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Các loại hình bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:

a) ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Như vậy, bảo hiểm xã hội có 2 loại hình là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Các tình huống

2. Các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội

Người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng quyền lợi theo các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2006

Các tình huống

3. Trình tự, thủ tục khi tham gia bảo hiểm xã hội

  1. 1.Thứ nhất, về hồ sơ tham gia bảo hiể:

Tại khoản 1 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

Tờ khai cá nhân của người lao động theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định;

Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do người sử dụng lao động lập;

Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động đối với người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu; hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động là cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động.”

Như vậy, về hồ sơ đối với người lao động phải có tờ khai theo mẫu, đồng thời người sử dụng lao động lập danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động (nếu người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu), ngoài ra người sử dụng lao động phải nộp Hợp đồng lao động cho cơ quan bảo hiểm trong hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội.

  1. 2.Thứ hai, về trình tự thủ tục tham gia đóng bảo hiểm xã hộ:

Tại mục IV Quyết định 902/2007/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 quy định Trình tự, thủ tục tham gia, đóng BHXH, BHYT như sau :

- Đối với người sử dụng lao động tham gia BHXH,BHYT lần đầu :

“1.Người lao động: Căn cứ hồ sơ gốc của mình (quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương hoặc hợp đồng lao động...) kê khai 03 bản “Tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắt buộc”( có mẫu do cơ quan bảo hiểm xã hội ban hành)nộp cho người sử dụng lao động; trường hợp đã được cấp sổ BHXH thì không phải kê khai mà chỉ nộp sổ BHXH.

2. Người sử dụng lao động:

2.1. Kiểm tra, đối chiếu Tờ khai tham gia BHXH với hồ sơ gốc của từng người lao động; ký xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội dung trên Tờ khai của người lao động.

2.2. Lập 02 bản “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (có mẫu của cơ quan bảo hiểm xã hội ban hành)và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì nộp bản hợp đồng lao động.

2.3. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định đã nêu ở trên và sổ BHXH của người lao động (nếu có) cho cơ quan BHXH...”

- Đối với người sử dụng lao động đang tham gia BHXH, BHYT

“Tăng, giảm lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng BHXH, BHYT trong tháng.

 Người sử dụng lao động: Lập 02 bản "Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc" (có mẫu do cơ quan Bảo hiểm xã hội ban hành) kèm theo hồ sơ như: Tờ khai, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, nghỉ việc, thôi việc hoặc hợp đồng lao động, quyết định tăng, giảm lương, thẻ BHYT (nếu có), nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng. Các trường hợp tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách và thực hiện vào đầu tháng kế tiếp”.

Như vậy, đối với đơn vị tham gia đóng bảo hiểm xã hội lần đầu thì người lao động căn cứ vào hồ sơ gốc (Hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng...) để kê khai tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và người sử dụng lao động có trách nhiệm đối chiếu kê khai tờ khai, ký xác nhận và nộp đầy đủ hồ sơ tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động gửi Cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Đối với đơn vị đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội, hàng tháng có trách nhiệm báo cáo Cơ quan bảo hiểm xã hội về việc tăng giảm lao động tại đơn vị, lập danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng theo mẫu cơ quan Bảo hiểm xã hội ban hành, kèm theo tờ khai, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, nghỉ việc...

Các tình huống

4. Thủ tục để hưởng các quyền lợi của bảo hiểm xã hội

 

Các tình huống

5. Các mức đóng và quyền lợi của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức đóng BHXH hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện bằng tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện (X) với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

1.1 Tỷ lệ đóng BHXH:

- Từ tháng 01/2008 – 12/2009 = 16%

- Từ tháng 01/2010 – 12/2011 = 18%

- Từ tháng 01/2012 – 12/2013 = 20%

- Từ tháng 01/2014 trở đi = 22%

1.2 Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn (gọi tắt là Mức thu nhập tháng): thấp nhất bằng lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung.

Mức thu nhập tháng = Lmin + m × 50.000 (đồng/tháng)

-         Lmin : là mức lương tối thiểu chung.

-         m: là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 0 (do người tham gia lựa chọn). 

Các tình huống

 

Tư vấn miễn phí

  1. Gửi câu hỏi để được tư vấn miễn phí
  2. Nhập câu hỏi
    Nhap noi dung can hoi
  1. Tên bạn(*)
  2. E-mail
    Invalid email address.
  3. Số điện thoại
  4. Giới tính
  5. Nghề nghiệp
  6. Capcha(*)
    Capcha
      RefreshInvalid Input

Những điều người lao động cần lưu ý khi chuẩn bị về nước

CHUNG SỐNG - Câu chuyện về lao động di cư tại các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông

Video clip

Vấn đề ATVSLĐ tại khu vực ASEAN qua trường hợp vụ cháy nhà máy Kentex, Philippines

Tổng kết cuộc thi “Ảnh và cuộc sống của người lao động di cư”

Góc nhìn

XEM THÊM

Ý kiến của bạn

XEM THÊM